Hỏi về chế tạo và lắp dựng khối chân đế

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi quangtienxdctb, 29/7/16.

  1. quangtienxdctb

    quangtienxdctb New Member

    Tham gia ngày:
    6/10/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào anh chị em đang làm đồ án tốt nghiệp thi công kcđ STD-NE.
    Em chưa hiểu một vấn đề là ống chính của KCĐ đc chế tạo tại xưởng ( PTSC có xưởng chế tạo ống chính dài 150m ) vậy như đồ án của em ống chính dài tới 52m / 1 ống khi chế tạo tại xưởng thì khi vận chuyển thế nào ạ? Vì ống chính dài như vậy ko thể dùng cẩu CC2000 được.
    Còn nếu chế tạo ống chính bằng cách tổ hợp các đoạn ống tại bãi lắp ráp thì hình thức là hàn ống. Nhưng em không hiểu 1 vấn đề sau :
    - Ông chính của 1 panel của em dài 52m, em đã tính toán bố trí 7 gối đỡ xoay K1 cho ống đó, nhưng do ống chính tổ hợp bằng nhiều đoạn ống dài ngắn khác nhau nên khoảng cách giữa các gối sẽ không đủ để đặt những đoạn ống đó lên giữ thằng bằng để hàn.
    Anh chị cho em hỏi để giữ cho 2 ống đó trên không dùng cẩu để giữ và hàn theo cách nào? Phương pháp hàn như thế nào ạ? em xin cảm ơn !
     
  2. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Lâu thiệt lâu, forum mới có người hỏi, mặc dù không chuyên về thi công, nhưng cũng thả ít gió để học hỏi thêm.
    1/ Với ống chính dài 52m thì không có ở đâu có thể đủ khả năng để chế tạo được nhé. ống cuốn dạng roll thì giới hạn đường kính và tất nhiên ống chính không phải là loại dùng ống dạng này.
    Cây ống thép thường dài 12m, hiện tại theo thông tin mới chỉ có thể lên 32m là max.
    Vận chuyển ống trong site thì dùng hoặc là cẩu hoặc là trailer.
    Vận chuyển ống trong ngoài site thì dùng hoặc barge hoặc là Vehicel
    2/ Các gối đỡ support hoàn toàn có thể di chuyển để phù hợp từng giai đoạn thi công hàn nối, vì vậy việc bạn bố trí hệ thống support không phải là giữ nguyên từ lức khởi tới tới khi hoàn thành dự án
    3/ Chả ai hàn nối hai ống chính trên không trung cả, chí ít cũng có hệ thống support đủ tốt để đỡ và hàn chúng với nhau, hạn chế tối đa các khuyết tật của đường hàn.
    ACE chuyên thi công, bổ sung hoặc phản biện thêm nhé
    Cảm ơn member đã đặt câu hỏi.
     
  3. quangtienxdctb

    quangtienxdctb New Member

    Tham gia ngày:
    6/10/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cám ơn anh đã quan tâm. Em có xem qua câu trả lời của anh nhưng em cũng chưa hiểu rõ cái vấn đề là theo bản vẽ gối đỡ K1, K2 thì nó ko có phần chân có bánh xe hay đường ray j để di chuyển từ nơi này đến nơi khác cả, mà phải dùng cẩu.
    Việc thứ 2 cho em hỏi anh và tất cả mọi người có bản tính toán quay lật panel không ạ? Em ra trường muộn 2 năm giờ bạn bè tứ phương mà cũng ko ai làm thi công cả, toàn đồ án về cố định 1, cố định 2. Tính toán quay lật panel có cần mô hình hóa trên sap2000 không hay tính toán theo mô hình của cơ học kết cấu thông thường vậy anh?
    Một câu hỏi nữa là mô hình gối đỡ k1, k2 trong sap là mô hình gối cố định hay gối tự do vậy anh?
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/8/16
  4. mx03

    mx03 New Member

    Tham gia ngày:
    29/7/16
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Dear all
    Mình xin bổ sung một vài ý về quy trình chế tạo ống chính của Chân đế như sau
    - Ống chính của chân đế thường được tổ hợp từ các đoạn ống ngắn tạo thành: Ống Can (thường là ống day tại các nút) và Leg (ống mỏng)
    - Tùy theo khả năng thiết bị của từng đơn vị (cẩu, trailer, ...) mà bộ phận thiết kế thi công CE sẽ quyết định tổ hợp dài hay chia các ống chính thành các phân đoạn ngắn (thường là 2 hoặc 3 khi đó sẽ phát sinh them 1 hoặc 2 mối hàn tổ hợp ống chính tại site có thể dưới thấp hoặc trên cao ). Sau khi tổ hợp ống chính thì sẽ dùng cẩu để lift lên các gối đỡ (bao gồm gối máng và gối đôi) tại vị trí tổ hợp cuối cùng.
    - Gối máng sẽ đặt cố định từ lúc chế tạo và sẽ không di chuyển đến khi chuẩn bị Load-out. Gối đôi thường có thể cắt hạ và điều chỉnh di chuyển cho phù hợp với vị trí thi công hoặc bỏ nếu cần thiết (thường đặt giữa các đoạn ống leg để chống võng).
    - Việc tính toán quay lật có thể dùng Sap2000 nhưng tùy vào chủ đầu tư có đồng ý không. Mô hình gối máng sẽ là gối cố định và gối đôi sẽ ko xét đến trong quá trình quay lật.
    Ae tham khảo sequence chế tạo sau để hiểu rõ hơn.
    upload_2016-8-4_10-6-54.png
    upload_2016-8-4_10-7-37.png
     
    quangtienxdctb and DocCoCauBai like this.
  5. quangtienxdctb

    quangtienxdctb New Member

    Tham gia ngày:
    6/10/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào anh mx03, cám ơn anh về tài liệu quý này. Em mới làm tốt nghiệp nên ko rõ phần tính toán bằng sap2000 cho quá trình quay lật là thế nào. Anh chỉ rõ giúp em 1 chút được ko ạ?
    Vi dụ đồ án em đang làm quay dựng panel A có 4 thanh ngang, em chọn 2 cẩu CC2000 và CC4000 móc vào 2 vị trí D2 và D4. Khi mô hình tính vào phần mềm sap2000 thì bỏ toàn bộ gối đỡ ống nhánh K2 và chỉ để lại gối đỡ ống chính K1 ( gối xoay). Em xem 2 vị trí móc cẩu đấy mô hình thành 2 gối đỡ cố định để tính phản lực tại 2 vị trí móc cẩu. Vậy a cho em hỏi là phản lực đó có phải là lực căng của dây cáp ở 2 vị trí đó ko a? và em mô hình như vậy có đúng ko ạ? Nếu đúng thì tính toán cho quá trình quay lật ở các góc 30, 45 , 70, 90 thì phải vẽ từng mô hình panel như vậy thì lâu lắm phải ko anh? Nếu anh có bản tính toán nào đã thi công cho em xin với. Em cảm ơn !
     

Chia sẻ trang này