Sân bay là một bộ phận kết cấu không thể thiếu trong các ctb hiện nay, nó cung cấp các nhu yếu phẩm và vận chuyển người cho các giàn khoan ctb, cùng với tàu dịch vụ và phụ trợ tạo ra hoạt động cho giàn khoan ctb các mối liên hệ với bên ngoài. Việc tính toán cẩu lắp loại kết cấu này không phải ai cũng biết, hình ảnh sau đây cung cấp cho anh em một vài thông tin về cẩu lắp loại kết cấu này phòng khi gặp phải. Một dạng khác Và khi sử dụng
Lắp cái Helideck là một mã cẩu nhỏ khoảng 100MT tới 200MT cũng giống như nguyên lý lifting bình thường chứ có gì đặc biệt đâu mr admin?; Mr Admin có chú ý đặc biệt hay tiêu chuẩn gì liên quan tới thiết kế Helideck thì share cho ae tham khảo thì tốt?
Nói về chú ý đặc biệt cho mã cẩu này có một lưu tâm khá quan trọng. Vì hầu hết các helideck đều thi công ngược khi chế tạo, do đó khi cẩu lắp vào vị trí thiết kế trên giàn, phải quay ngược lại 180 độ, trong quá trình quay cán bộ thiết kế cần chú ý: 1. Chọn cấu hình cẩu phù hợp, lưu ý tới bán kính của helideck tránh trường hợp khi quay sàn sân bay va phải main boom của cẩu 2. Diện tích mặt sàn helideck là rất lớn, ngoài công trường thường có gió to, khi thi công đơn vị thi công cũng chuẩn bị các phương án hạn chế tác động của gió tới helideck. ....
Tiêu chuẩn/qui phạm thiết kế cho Helideck, độ dốc của mặt sàn, hướng và vị trí của Helideck trên platform? Mr Admin là chuyên gia cho về khoản này mà? p/s: Về vụ chế tạo ngược Helideck rồi quay 180deg thì chắc là... ở bên Tây làm thế chứ theo tôi được chứng kiến ở bãi chế tạo VSP thì chế tạo như bình thường -chế tạo phần support và phần sàn/plating ở hai vị trí độc lập sau đó cẩu phần sàn chồng lên trên rồi hàn lại. ka ka
hic, Bạn ke_kieu làm ở bộ phận nào mà tính cho cả 2 giàn vậy? Helideck MT1 thì chế tạo bên VSP (nó lằm ở trên Living Quater) còn Helideck HT1 thì chế tạo bên PTSC MC, sao mà tính cho cả hai được?
Biết đâu member ke_kieu... tham gia vào gia đoạn thiết kế chi tiết. tới bước triển khai thi công thì mới phân ra làm hai site như thế kể có bản vẽ Overall lifting của hai loại này, show lên cho anh em xem thì good.
Mr admin: Nếu thuộc DE Team tức là thuộc bên Consultant thì chỉ tính toán cẩu lúc lắp khi Kết cấu đã hoàn thiện để có chi tiết cho pad-eye hoặc Trunnion trên kết cấu thôi. Còn tính toán cẩu lắp lúc thi công chế tạo thì trước hết đó là việc của ông Fabrication chứ không phải Consultant. Hầu hết mấy sơ đồ cẩu này là "việc thường ngày" của mấy ông Fabrication, họ tự làm lấy. have fun
1.Thường thì trong bộ hồ sơ thiết kế DE (Detail Engineer) bên các công ty Consultant phải có hồ sơ cho phần lifting các hạng mục quan trọng, helideck là hạng mục như vậy. Trước khi có một bộ hồ sơ thiết kế hoàn thiện thì bài toán lifting đã được kể tới cho kết cấu đó. 2.Phần việc của Fabrication là tính toán kiểm tra lại và thay đổi phương án dựa trên phương tiện thi công hiện có và vị trí pad-eye hoặc trunion đã có từ hồ sơ thiết kế chi tiết. chứ ít khi người ta tự tính toàn bộ bài toán lifting. họ chỉ tự tính cho những mã cẩu simple 3.Thực tế thì các đơn vị thi công hiện nay với trang thiết bị và đội ngũ cán bộ lành nghề họ hoàn toàn có thể chủ động trong việc tính toán các bài toán thi công (lifting ở trong số đó) việc này tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền thiết kế và tận dụng tối đa phương tiện thi công hiện có của đơn vị mình.
Bác admin nói dài dòng mà nội dung và ý chẳng khác ý của tôi tẹo nào. Việc cẩu lắp theo biện pháp thi công mỗi đơn vị là khác nhau nên lifting gear, procedure là do đơn vị Fabrication tự làm. Giống như bên trên bác admin nói chế tạo Helideck ngược rồi xoay lại 180deg (PVMS) nhưng một bác khác lại nói ở VSP chế tạo xuôi bình thường, hai cách chê tạo này có sơ đồ cẩu khác nhau. Chốt lại là: 2 cái Helideck chế tạo ở hai đơn vị khác nhau thì không thể có chuyện có một ông tính toán cẩu lắp khi chế tạo cho cả 2 được. Chúc vui.
admin cho e hỏi, thế cái hellideck này có diện tích mặt bằng bao nhiêu?khối lượng bao nhiêu mà admin bảo khi cẩu lắp ảnh hưởng của lực gió là rất lớn. e thấy ý kiến của a adata là chuẩn? Cẩu cái này cũng giống tính toán cẩu các Panel bình thường mà. nó cũng có mấy cái cần lưu ý như admin nói thôi. mà việc tính toán lifting phải bên DE tính trước rồi bên Fabrication sau đó mới kiểm tra lại và thực hiện theo chứ làm sao bên Fabrication có quyền tự làm được, thế thì cần gì đến bên DE nữa. Mà admin cho e hỏi, thế khi chế tạo Topside, cái hellideck chắc được lắp ráp cuối cùng rồi nhưng mà nếu thượng tầng cao thì có cẩu nào có thể cẩu lên được không?
Bác o0o nói đúng rồi đấy (ông này chắc là bên Fabrication và T&I). Còn về Mr Vương : "mà việc tính toán lifting phải bên DE tính trước rồi bên Fabrication sau đó mới kiểm tra lại và thực hiện theo chứ làm sao bên Fabrication có quyền tự làm được, thế thì cần gì đến bên DE nữa.": có thể em chưa làm thật nên chưa biết, bác o0o nói tới cẩu ở đây là CẨU KHI THI CÔNG CHẾ TẠO -có nghĩa là cẩu lắp các kết cấu thành phần lại với nhau (chẳng hạn như cẩu phần sàn của Helideck lắp vào phần Support của Helideck), phần việc này hoàn toàn là của bên Fabrication, ông DE biết đâu mà care phần việc này. Còn ông DE là tính toán cẩu cho lắp đặt tức là cho kết cấu khi đã chế tạo xong, chẳng hạn như cẩu nguyên cả cái Helideck lắp vào Topside, hoặc là cẩu nguyên cái Topside lắp lên Jacket. Về câu hỏi về lắp Helideck lên Topside: nếu thượng tầng cao không cẩu được thì người ta sẽ dùng...một cái cẩu to hơn để cẩu hoặc là thay đổi phương án lắp đặt. Chẳng hạn thay vì lắp Helideck ngay trên onshore thì người ta sẽ lắp xong topside ngoài biển rồi lắp Helideck vào (cẩu lắp offshore thường là cẩu lớn, thường thì lắp cái Toside mà ok thì cái Helideck chỉ là con muỗi).
Vâng, e không hiểu ý của a o0o, e cứ tưởng là lắp cả cái hellideck lên Topside, cái này là tổng quát nên DE phải tính, chứ cái lắp ráp từng bộ phận của Hellideck thì bên Fabrication tính toán. Mà a cho e hỏi? thế bản vẽ thiết kế và quy trình thi công của cái Hellideck này là mình mua về hay nhà thầu nào làm, e không rõ lắm. Mà ở Việt nam bây giờ có loại cẩu nổi nào có sức nâng lớn hơn cẩu Hoàng Sa không a, cái cẩu này của Vietsov.
Bản vẽ thiết kế cái Helideck thì đương nhiên là của Consultant - nhà thiết kế cung cấp rồi. (dự án BD1 thì Consultant là Worley Parson Vietnam). Còn về bản vẽ qui trình thi công thì đương nhiên là của bên nhà thầu chế tạo làm. Cái này như cu Vương vào làm ở XN Xay lăp - VSP hoặc vào PTSC MC khoảng 2 tuần là tính/vẽ ầm ầm chứ có gì đâu!. Ở Vietnam hiện tại hai cẩu Hoàng SA và Trường SA của Vietsovpetro là có sức nâng lớn nhất. Havefun
Worley Parson Vietnam hình như sắp đóng cửa rồi hả a?e nghe admin nói vậy. mà a có thông tin nào về công ty này không, e đọc qua thấy hình như các công trình offshore ở VN mình đều bên công ty này tư vấn thiết kế hay sao ấy, có vẻ quan trọng ấy nhỉ?