Giải khung phẳng bến cầu tàu đài mềm bằng sap2000 ?????

Thảo luận trong 'SESAM/STAD/SAP/ANSYS.' bắt đầu bởi deconkeu, 13/1/15.

  1. deconkeu

    deconkeu New Member

    Tham gia ngày:
    15/1/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em đang làm đồ án ct bến, giải khung phẳng cầu tàu đài mềm hệ cọc bên dưới. Vẽ sơ đồ, chạy ra được nội lực tính thép hết rồi, nhưng mà sau khi em xem kỹ lại thì có một thắc mắc nhờ mấy anh, mấy chú xem giúp. Em vẽ sơ đồ tính như hình bên dưới, chân cọc là ngàm rồi, còn đỉnh cọc nút liên kết giữa dầm ngang với cọc không biết mình có cần phải khai báo gì ko hay là cứ vẽ cọc rồi vẽ dầm ko cần khai báo nút chỗ đó nhỉ ???? Các nút đó theo em được biết là liên kết cứng.
    Em muốn hỏi thêm vấn đề này nữa là trong sap chỗ assign -> joint -> constraint theo em tìm hiểu được thì nó là gán ràng buộc chuyển vị tại nút, nhưng mà em đọc ko hiểu lắm, mấy anh có thể giải thích cho em biết lựa chọn body hay null hay ... có nghĩa là gì không ạ? Untitled.jpg

    Nhân tiện hỏi luôn là trong mặt cắt ngang bến này em thấy các cọc xiên với cọc thẳng nó bị chồng chéo lên nhau như vậy thì làm sao thi công được ạ?
    Capture.jpg
    Em cảm ơn mọi người. CHúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ.
     
  2. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    1. Dầm ngang với cọc cứ liên kết với nhau và chia dầm ra theo nút giao cắt thôi, không cần khai báo gì.
    2. Contraint đó mình ko rõ lắm để các tiền bối trên giải thích.
    3. Trong thực tế thi công người ta sẽ đóng cọc chéo chệch đi vài độ, còn bao nhiêu thì mình ko nhớ. Ngày đó thầy giáo bảo thế.
     
  3. deconkeu

    deconkeu New Member

    Tham gia ngày:
    15/1/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm ơn bạn đã quan tâm. Cho mình hỏi thêm cái này nữa : cái trụ va tức là phần mở rộng ngay đầu dầm ngang mình khai báo vào sap như thế nào ? Xét khung phẳng như trong hình. Chúc mọi người buổi tối vui vẻ :D
     
  4. Brazil

    Brazil New Member

    Tham gia ngày:
    10/7/14
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    1/Trụ va bạn có thể modelling như một loại dầm đặc biệt có hình dáng như bản vẽ vào Sap2000 và phân tích như các kết cấu dầm khác.
    2/Về lo ngại của bạn khi thi công cọc bị vướng:
    nhìn bản vẽ mặt cắt thì thế thôi, còn nhìn mặt bắng các cọc nghiêng sẽ đóng lệnh so với phương ngang một góc khoảng 10 tới 20deg tùy thiết kế để tăng tính ổn định và chịu lực ngang của khung.
     
  5. deconkeu

    deconkeu New Member

    Tham gia ngày:
    15/1/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Model như thế nào ? Bạn có thể làm mẫu cho mình tham khảo với được không ? Thanks
     
  6. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Vẽ nó dạng một member rồi gán tiết diện kiểu như trong bản vẽ mô tả thôi mà.
    Cách làm hoàn toàn tương như gán tiết diện cho một member dầm, khác mỗi cái là tiết diện dầm chữ I, H hoặc dạng ống là có sẵn trong thư viện SAP2000, còn cái này bạn phải khai báo tay vào á.
     
  7. zerokool

    zerokool New Member

    Tham gia ngày:
    3/8/12
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo tớ thì: cọc xiên trong cảng là dạng xiên không gian, chứ ko cùng mặt phẳng được, chiếu lên nhìn zậy thôi
     
  8. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Thứ nhất liên kết cọc với dầm là liên kết cứng có đủ 6 thành phần chuyển vị và momen theo 3 phương nên không cần khai báo giải phóng liên kết hay ngàm ở vị trí nút này cả
    2. cọc ở đây là cọc xiên trong không gian nên, cọc đóng xiên chỉ ở mức 1/6 đến 1/12 thôi vì phụ thuộc vào máy đóng cọc chỉ cho phép như vậy, cọc xiên không gian nên ko thể giao nhau được.
     
  9. baldman

    baldman New Member

    Tham gia ngày:
    5/4/14
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình xin có vài ý kiến :1.Về liên kết cọc dầm giống như Bác Luuguxd đã nói, trong Sap nó gọi là nút, mặc định là một liên kết cứng có đủ 6 thành phần chuyển vị và moment theo 3 phương. Trong thanh thì có nút đầu và nút cuối,nếu thanh của bạn có nút ko chịu một trong các thành phần nói trên thì bạn có thể Release nó. Chọn thanh => Assign => Frame Releases| Partial Foxity.Trong bảng hiện ra bạn khai báo loại bỏ thành phần ứng với nút tương ứng.Việc này giống việc khai báo conductor trong đồ án cố định 1.2. Về khai báo constraints, mình ko hiểu bạn cần tới khai báo này trong đồ án cảng làm gì. Vì ở đây chỉ cần khai báo Restraints, khai báo liên kết "nối đất".Toàn bộ công trình của bạn sẽ được khai báo liên kết với bên ngoài như thế nào được khai báo thông qua liên kết này.3.Về cái "trụ va". Thực ra nó là cấu tạo gồm: phần dầm ngang mở rộng và vòi voi. Phần dầm ngang mở rộng đơn giản chỉ là tăng kích thước dầm ngang lên để tăng sức chịu tải. Thông thường khi bạn giải Sap thì nội lực lớn nhất nằm ở vị trí này(có đủ tải va,hàng hóa,cần cẩu trục(nếu có),bản thân).Trong trường hợp dầm ngang đủ chịu lực thì không cần tăng kích thước. Còn khi khai báo bạn chỉ khai báo như dầm đơn giản với kích thước bạn chọn bắt đầu từ phần mở rộng. Về cấu tạo và cách tính vòi voi bạn tìm hiểu thêm,cũng khá đơn giản.Thân!
     
  10. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Em góp ý thêm là đầu dầm ngang thông thường có cái công xôn dài 2.5m đấy, chỗ này lại bố trí cái hào công nghệ nên phải tăng thêm chiều cao đầu dầm mới đủ khả năng chịu lực được
    2. Nên làm bản tựa tàu để cho những tàu bé hoặc khi mực nước xuống có thể áp mạn tàu vào được.
     

Chia sẻ trang này