Định nghĩa một số thuật ngữ thiên nhiên

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi hoangtu, 12/6/17.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trong Quy chuẩn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1) Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể
    có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được
    gọi là bão rất mạnh.Ghi chú: Cấp gió được tính theo thang Bô –pho (bảng 3.2 Phụ lục chương 3)
    2) Lốc là luồng gió xoáy có vận tốc lớn được hình thành trong phạm vi hẹp và tan đi
    trong thời gian ngắn.
    3) là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định,
    sau đó xuống.
    4) Lũ quét (hay lũ ống) là lũ xảy ra tại miền núi khi có mưa cường độ lớn tạo dòng
    chảy xiết. Lũ quét có sức tàn phá lớn và xảy ra bất ngờ.
    5) Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mức nước triều bình thường do
    ảnh hưởng của bão.
    6) Dông là hiện tượng đối lưu mạnh của khí quyển gây ra sự phóng điện đột ngột
    kèm theo sấm chớp.
    7) Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển khi dông.8) Mật độ sét đánh là số lần phóng điện xuống đất tính trên 1 km2 trong một năm.
    9) Động đất (còn gọi là địa chấn) là sự rung động mặt đất, gây ra bởi các dịch
    chuyển đột ngột của các địa khối theo các đứt gãy địa chất trong lòng đất (gọi là
    QCVN 02 : 2009/BXD7động đất kiến tạo), các vụ nổ núi lửa (gọi là động đất núi lửa), các vụ sụp đổ hang
    động, các vụ trượt lở đất, thiên thạch và các vụ nổ nhân tạo.
    10) Chấn tiêu là nơi phát sinh động đất, nơi năng lượng động đất được giải phóng
    và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi, gây rung động mặt
    đất. Chấn tâm là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu trên mặt đất.
    11) Cường độ động đất là đại lượng biểu thị độ lớn về năng lượng mà động đất phát
    ra dưới dạng sóng đàn hồi. Cường độ động đất được đánh giá bằng thang độ
    Richter, có giá trị bằng logarit cơ số 10 của biên độ cực đại (micron) thành phần
    nằm ngang của sóng địa chấn trên băng ghi của máy địa chấn chu kỳ ngắn chuẩn
    Wood Andersen ở khoảng cách 100 km từ chấn tâm.
    12) Cấp động đất là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó gây ra trên mặt
    đất và được đánh giá theo các thang phân bậc mức độ tác động của động đất đối
    với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật, súc vật, con người và biến dạng mặt đất.
    Cấp động đất thường được đánh giá bằng thang MSK-64 (Medvedev-SponheuerKarnik).
    13) Độ muối khí quyển là tổng lượng muối clorua trong không khí tính theo số
    miligam ion Cl sa lắng trên 1m2 bề mặt công trình trong một ngày đêm
    (mg Cl- /m
     

Chia sẻ trang này