CHUẨN ĐẦU RA (Chương Trình Kỹ sư xây dựng, Cảng – Công trình biển)

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 24/6/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Dưới đây là tiêu chí đào tạo của một kỹ sư Cảng - CTB tại ĐHBK TPhcm, so với anh em ctb tại ĐHXD Hà Nội, thì đúng là chả liên quan gì tới nhau.^^
    Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Kỹ sư Xây dựng, Cảng – Công trình biển sẽ có được:
    a. Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, các khoa học cơ bản cần thiết của một người kỹ sư. Kiến thức rộng về các kỹ thuật cơ sở liên quan đến lĩnh vực cơ học vật rắn, cơ học đất, cơ học lưu chất và các kỹ thuật tính toán, đo đạc, khảo sát, thí nghiệm phục vụ thiết kế, xây dựng và kiểm định công trình.
    b. Khả năng lập kế hoạch, hoặc tiến hành các nhiệm vụ khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, phân tích tổng hợp số liệu để đánh giá hiện trạng vị trí xây dựng, hiện trạng công trình để phục vụ thiết kế hoặc sửa chữa công trình.
    c. Khả năng đảm nhiệm việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo dưỡng sửa chữa một phần hoặc toàn bộ quá trình xây dựng cơ bản của một công trình cảng, công trình biển .
    d. Kỹ năng làm việc theo nhóm với kiến thức xây dựng cơ bản là nền tảng chung, đồng thời với các kiến thức về quản lý, tổ chức công việc, kiến thức cơ bản về kinh tế, môi trường để có thể làm việc trong các nhóm hoặc các dự án lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực.
    e. Khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu để đề xuất giải pháp công trình, phương án kết cấu, biện pháp thi công… phù hợp với các yêu cầu an toàn, hiệu quả, kịp thời.
    f. Nhận thức rõ về trách nhiệm, đạo đức chuyên môn nghề nghiệp xây dựng.
    g. Khả năng viết báo cáo, trình bày, diễn đạt ý tưởng qua lời nói, hình ảnh để có thể tham gia có hiệu quả vào các hội nghị, hội thảo, các buổi họp chuyên môn. Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.
    h. Khả năng tính toán được chi phí công trình hay dự án xây dựng, hiệu quả kinh tế của dự án, đánh giá được tác động xã hội của dự án và ảnh hưởng môi trường của dự án.
    i. Hiểu biết các kiến thức xây dựng cơ bản nền tảng chung, có khả năng bổ sung kiến thức chuyên ngành của các chuyên ngành xây dựng khác để đạt được trình độ kỹ sư của chuyên ngành đó.
    Khả năng học tiếp ở các bậc học cao hơn hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề để có các chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề theo quy định.
    j. Kiến thức đương đại về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, môi trường
    k. Khả năng thể hiện đúng chuẩn bản vẽ kỹ thuật trên máy tính, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ tính toán kết cấu, phân tích dự án, sử dụng các thiết bị đo đạc địa hình, khảo sát địa chất thủy văn, các thiết bị thí nghiệm thông thường trong các phòng thí nghiệm xây dựng.
     
  2. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ở Việt nam thì ngành Công Trình biển & Dầu khí chỉ đào tạo ở Trường Đại Học Xây Dựng thôi
     
  3. Hà Đá Tảng

    Hà Đá Tảng New Member

    Tham gia ngày:
    5/9/12
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ở đại học thủy lợi cũng đào tạo kt ctb mà
     
  4. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Chú ít thông tin về khoa Kỹ thuật Biển-Trường DH Thủy Lợi:
    Khoa Kỹ thuật biển, nguyên là khoa Kỹ thuật bờ biển - là kết quả của dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại trường Đại học Thủy lợi” do Chính phủ Hà Lan giúp đỡ được thành lập theo quyết định số 4190/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/09/2003 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
    THÔNG TIN CHUNG VỀ KHOA KỸ THUẬT BIỂN

    Khoa Kỹ thuật biển, nguyên là khoa Kỹ thuật bờ biển - là kết quả của dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại trường Đại học Thủy lợi” do Chính phủ Hà Lan giúp đỡ được thành lập theo quyết định số 4190/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/09/2003 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
    Ngày 14/11/2003 Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi đã ký quyết định số 701 và 702/ĐHTL-TCCB/QĐ bổ nhiệm trưởng và phó trưởng khoa Kỹ thuật bờ biển.
    Ngày 19/11/2003, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chính thức công bố các quyết định thành lập khoa và giao nhiệm vụ cho Ban Chủ Nhiệm khoa Kỹ thuật biển.
    Tháng 2 năm 2007 khoa Kỹ thuật bờ biển đổi tên thành khoa Kỹ thuật biển tại quyết định số 107/QĐ-ĐHTL-TCCB để phù hợp sự phát triển của đào tạo theo chiến lược phát triển nhà trường. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đến nay số cán bộ giảng viên trong khoa là 18 thành viên, làm việc tại văn phòng khoa và 02 bộ môn Kỹ thuật công trình biển Quản lý biển & đới bờ.

    BAN CHỦ NHIỆM KHOA










    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    PGS.TS. Vũ Minh Cát
    Trưởng khoa
    Tel: +84 (4) 3563 4415
    Email: vuminhcat@wru.edu.vn
    PGS.TS. Lê Xuân Roanh
    Phó trưởng khoa
    Tel: +84 (4) 3563 9881
    Email: roanh.l.x@wru.edu.vn
    ThS. Nguyễn Huyền Nga
    Trợ lý khoa
    Tel: +84 (4) 3563 4415
    Email: nga.n.h@wru.edu.vn
    NHIỆM VỤ
    Nhiệm vụ chính
    Đào tạo kỹ sư kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển và quản lý biển, đới bờ và hải đảo cả nước.
    Đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển, quản lý công trình và tài nguyên biển cho các cơ quan trung ương và địa phương.
    Thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án thuộc lĩnh vực Kỹ thuật và quản lý biển, đới bờ, hải đảo và các lĩnh vực khác liên quan.
    Cập nhật và phổ biến các thông tin, kiến thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển, quản lý môi trường biển.
    Các chuyên ngành đào tạo
    a- Đào tạo đại học
    Khoa đào tạo 02 chuyên ngành:
    - Kỹ thuật công trình biển: đào tạo các kỹ sư khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình biển, đới bờ và hải đảo.
    - Quản lý biển và đới bờ: đào tạo các kỹ sư quy hoạch, lập dự án phát triển, quản lý tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội các vùng biển, đới bờ và hải đảo.
    Hình thức và chương trình đào tạo
    Tập trung 4 năm với 145 tín chỉ.
    b- Đào tạo trên đại học
    Đào tạo trên đại học hai chuyên ngành:
    - Kỹ thuật xây dựng công trình biển
    - Quản lý tổng hợp vùng bờ.
    Hình thức và chương trình đào tạo
    Tập trung 1,5 năm với trình độ thạc sĩ và 3 năm với trình độ tiến sĩ.
    Mục tiêu đào tạo
    Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành kỹ thuật biển có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn sâu để làm công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các công trình, quản lý tổng hợp các vùng biển và hải đảo của đất nước phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường biển và ven bờ.
    Các kỹ sư Kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển sẽ làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, xây dựng và quản lý từ trung ương đến các địa phương phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt cho các lĩnh vực liên quan đến các vùng biển, đới bờ và hải đảo.

    CƠ SỞ VẬT CHẤT
    Thông qua dự an “ Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển”, dự án “ Hỗ trợ kỹ thuật” do chính phủ Hà Lan tài trợ, dự án hợp tác với các trường đại học quốc tế nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã được trang bị tại các phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và thư viện của khoa.
    Ngoài các phòng thí nghiệm của trường, khoa kỹ thuật biển còn có các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Phòng thí nghiệm thuỷ lực tổng hợp với các thiết bị hiện đại gồm máng sóng, thiết bị đo dòng chảy, đo sóng và thông số thủy động lực, các yếu tố môi trường biển trong điều kiện tự nhiên và tương tác với công trình.
    Đã có 17 bộ giáo trình được soạn thảo bằng tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt phục vụ cho công tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lãnh vực chuyên môn về kỹ thuật bờ biển, quản lý vùng bờ. Thực hiện chương trình đổi mới cơ bản về giáo dục và đào tạo, hai bộ môn trong khoa đã biên dịch 13 cuốn tài liệu tham khảo làm cơ sở cho soạn giáo trình mới.
    Thư viện của khoa cùng với thư viện của trường với hàng ngàn đầu sách, được cung cấp thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ và sinh viên học tập và nghiên cứu.
    Hàng năm, ngoài lực lượng giáo viên trong khoa, trường còn nhiều Giáo sư, Tiến sĩ nhiều kinh nghiệm về Kỹ thuật và quản lý biển, đới bờ và hải đảo trong và ngoài nước tham gia giảng dạy. Một số nội dung được giảng dạy bằng tiếng Anh.

    Trong quá trình học tập, sinh viên được tham gia chương trình tham quan hướng nghiệp, thực tập bổ ích tại các công trình và vùng ven biển Việt Nam.

    NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    Trong những năm qua, thầy cô giáo trong khoa đã làm chủ nhiệm, tham gia nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở liên quan tới ngành như chuyển động bùn cát ven bờ, xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông, môi trường vùng đầm phá v.v…

    Nhiều đề tài nghiên cứu hợp tác với các tổ chức quốc tế như nghiên cứu quá trình nhiễm mặn vào cửa sông Hồng, sông Thái Bình; Nghiên cứu trường dòng chảy và ô nhiễm nước vịnh Hạ Long hợp tác với trường TOKYO METROPOLITANT, Nhật Bản; Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo mưa lũ trung hạn kết nối với công nghệ điều hành hệ thống công trình phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình, hợp tác với trường kỹ thuật Brescia- Italy. Nghiên cứu ổn định mái đê biển, xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế đê biển và nhiều chuyên mục khác liên quan đến thủy hải văn, xây dựng công trình …

    Đã tổ chức thường xuyên hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên, hàng năm có khoảng 10 – 30 nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả tại hội đồng và được các nhà khoa học đánh gía cao về tinh thần học hỏi và sáng tạo.

    Năm 2008 Hội nghị khoa quốc tế được tổ chức với trên 30 báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhiều thầy cô giáo trong khoa đã tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, trong nước về lãnh vực thủy hải văn, xây dựng công trình, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên… Trong các năm tới Khoa Kỹ thuật biển cùng nhà trường, tổ chức quốc tế sẽ tổ chức nhiều hội nghị KH về quản lý, xây dựng, bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên biển.

    HỢP TÁC
    Khoa Kỹ thuật bờ biển có hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các đơn vị trong và ngoài nước.

    Các trường đại học trong nước: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học bách khoa TPHCM, Đại học Cần Thơ...

    Các trường đại học ngoài nước: Đại học công nghệ Delft -Hà Lan, Viện Thủy lực Delft- Hà Lan, Đại học quốc tế hạ tầng cơ sở, thuỷ lợi và Môi trường (IHE-UNESCO. Hà Lan), Đại học Tokyo Metropolitan- Nhật Bản, Đại học kỹ thuật Brescia– Italy, Đại học công nghệ Nangyang- Singapore và các trường quốc tế khác.

    Các cơ quan và tổ chức : Viện NCKH thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch thủy lợi Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý biển & hải đảo, Trung tâm qui hoạch và quản lý vùng duyên hải và Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường), Viện cơ học, Cục quản lý đê điều và phòng chống bão lụt, Vụ KHCN & môi trường, sở nông nghiệp, sở tài nguyên và môi trường các tỉnh và nhiều cơ quan khác.
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    [h=1]Chương trình đào tạo của Viện XD CTB[/h]Ngành đào tạo: KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN
    (Coastal and Offshore Engineering)
    Trình độ đào tạo: Đại học
    Thời gian đào tạo: 5 năm

    MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
    Mục tiêu chung
    Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên có đủ kiến thức cơ bản để trở thành Kỹ sư ngành Kỹ thuật Công trình biển, bao gồm 2 chuyên ngành (Kỹ thuật công trình biển ngoài khơi - Offshore Engineering, và Kỹ thuật công trình ven biển - Coastal Engineeting), có thể công tác tại các cơ quan đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng công trình biển, và một số ngành xây dựng liên quan, phục vụ chiến lược biển và phát triển kinh tế của đất nước trong xu thế hội nhập.
    Mục tiêu cụ thể
    Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Công trình biển có khả năng:
    - Tham gia giảng dạy và nghiên cứu thuộc ngành xây dựng công trình biển, và một số ngành ngành xây dựng liên quan.
    - Lập các dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và sửa chữa các công trình ngoài khơi và ven biển, và một số loại công trình xây dựng liên quan, tại các đơn vị trong và ngoài nước.
    - Tham gia quản lý và khai thác các công trình biển.
    - Cập nhật thường xuyên và nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tự bồi dưỡng và theo học có kết quả các khoá đào tạo liên tục và đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, nhằm vận dụng kịp thời có hiệu quả vào công tác thực tế.

    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    Danh mục các học phần bắt buộc





































































































































    Kiến thức giáo dục đại cương


    1
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
    8
    Giải tích 1
    2
    Tư tưởng Hồ Chí Minh
    9
    Giải tích 2
    3
    Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
    10
    Vật lý 1
    4
    Ngoại ngữ cơ bản
    11
    Vật lý 2
    5
    Giáo dục thể chất
    12
    Hoá học đại cương
    6
    Giáo dục quốc phòng - an ninh
    13
    Tin học đại cương
    7
    Đại số



    Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp



    Kiến thức cơ sở ngành
    9
    Cơ học đất, đá
    1
    Hình hoạ và vẽ kỹ thuật
    10
    Nền móng công trình
    2
    Cơ học cơ sở
    11
    Kết cấu bê tông cốt thép
    3
    Sức bền vật liệu
    12
    Kết cấu thép
    4
    Cơ học kết cấu
    13
    Lý thuyết độ tin cậy của kết cấu công trình
    5
    Động lực học công trình
    14
    PP số và tin học ứng dụng để tính toán kết cấu công trình
    6
    Vật liệu xây dựng
    15
    Cơ sở kỹ thuật thi công xây dựng
    7
    Cơ học chất lỏng và thuỷ lực công trình
    16
    Cơ sở lập dự án đầu tư và quản lý dự án
    8
    Trắc địa
    9
    Cơ học đất, đá

    Kiến thức ngành


    1
    Tài nguyên biển, luật biển và luật môi trường
    8
    Cảng biển
    2
    Môi trường biển tác động lên công trình
    9
    Công trình biển cố định
    3
    Quy hoạch các công trình ven biển
    10
    Công trình biển mềm và các phương tiện nổi
    4
    CN dầu khí và quy hoạch các công trình ngoài khơi
    11
    Đường ống dầu khí và trạm bơm
    5
    Ăn mòn vật liệu xây dựng trong môi trường biển
    12
    Thực tập và đồ án
    6
    Động lực học cửa sông và ven biển
    13
    Thực tập tốt nghiệp
    7
    Công trình bảo vệ bờ biển
    14
    Đồ án tốt nghiệp
    Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
    Hình họa và vẽ kỹ thuật
    Phép chiếu và phương pháp xây dựng hình chiếu không gian lên các mặt phẳng, vẽ hình học, biểu diễn các vật thể, bản vẽ kết cấu công trình, lập bản vẽ công trình và chi tiết kế cấu bằng CAD.
    Cơ học cơ sở
    + Về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng lực, các chuyển động cơ bản của vật rắn, các định luật Niuton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalembe và nguyên lý di chuyển khả dĩ.
    + Chuyển động tương đối, lý thuyết va chạm, các mạnh đề cơ bản của cơ học giải tích, lý thuyết ổn định của chuyển động và dao động của cơ hệ.
    Sức bền vật liệu
    Về nội lực và ứng suất trong thanh chịu lực dọc, trạng thái ứng suất đơn và phức tạp trong thanh và dầm, các thuyết bền, đặc trưng hình học của thanh và dầm, dầm chịu uốn và xoắn, dầm chịu lực phức tạp, ổn định của thanh chịu nén đúng tâm, dầm chịu tải trọng động.
    Cơ học kết cấu
    + Cấu tạo hình học của hệ thanh, phân tích nội lực của hệ thanh tĩnh định chịu tải trọng tĩnh bất động và di động, tính toán hệ không gian tĩnh định.
    + Xác định chuyển vị của hệ thanh phẳng tĩnh định, khái niệm về hệ thanh siêu tĩnh và siêu động, phương pháp lực để tính hệ thanh siêu tĩnh, phương pháp chuyển vị tính nội lực của hệ siêu động.
    Động lực học công trình
    Khái niệm về tải trọng động, bậc tự do của kết cấu công trình, dao động riêng của kết cấu 1 bậc tự do không có lực cản và có lực cản; dao động cưỡng bức của kết cấu 1 bậc tự do chịu tải trọng điều hoà và tải trọng bất kỳ, dao động riêng của kết cấu nhiều bậc tự do, phương pháp chồng mốt để giải bài toán dao động cưỡng bức nhiều bậc tự do.
    Vật liệu xây dựng
    Tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, bê tông xi măng, bê tông nhẹ, bê tông asphal, bê tông chịu được môi trường biển, kim loại, chất kết dính vô cơ, gỗ; phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý; các phụ gia bê tông và công nghệ chế tạo bê tông cường độ cao.
    Cơ học chất lỏng và thuỷ lực công trình
    Thuỷ tĩnh lực học, thuỷ động lực học chất lỏng, tổn thất cột nước, trạng thái chảy tầng và chảy rối trong ống, dòng chảy có áp trong ống, dòng chảy đều không áp, dòng chảy đều và không đều trong kênh hở, nước nhảy, đập tràn, thấm; tương tác giữa chất lỏng và kết cấu; mô hình vật lý các hiện tượng thuỷ lực.
    Trắc địa
    Định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử dụng bản đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao; lưới khống chế mặt bằng, lưới không chế độ cao; đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình; các dạng bố trí địa hình, bố trí đường cong tròn; đo vẽ hoàn công; quan trắc biến dạng công trình.
    Cơ học đất
    Các tính chất cơ học của đất; xác định ứng suất trong đất; độ bền, ổn định của khối đất, áp lực đất lên vật chắn; biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền công trình; các tính chất cơ học của đá.
    Nền móng công trình
    Các nguyên tắc tính toán và thiết kế nền móng công trình, tính toán móng nông, tính toán móng sâu, giải pháp gia cố nền đất yếu, tính toán móng chịu tải trọng động, tải trọng động đất.
    Kết cấu bê tông cốt thép
    Tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cố thép chịu nén, kéo, uốn và xoắn; tính toán biến dạng và nứt, tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước, tính toán và cấu tạo sàn phẳng.
    Kết cấu thép
    Vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cấu tạo và tính toán các loại liên kết bằng hàn, bu lông và đinh tán; tính toán và thiết kế các cấu kiện cơ bản như dầm thép, cột thép và dàn thép.
    Lý thuyết độ tin cậy của kết cấu công trình
    Mở đầu, cơ sở toán học của lý thuyết độ tin cậy, bài toán tổng quát của lý thuyết độ tin cậy của kết cấu công trình, xác định độ tin cậy và chỉ số độ tin cậy của phần tử và hệ kết cấu chịu các tác động là đại lượng ngẫu nhiên và quá trình ngẫu nhiên; đánh giá tuổi thọ mỏi của kết cấu công trình.
    Phương pháp số và tin học ứng dụng để tính toán kết cấu công trình
    Khái quát về các phương pháp số trong tính toán kết cấu, phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán hệ thanh, hệ 2D và 3D, phương pháp sai phân để giải các bài toán động lực học kết cấu trong miền thời gian; thuật toán và phương pháp khai thác một số phần mềm thông dụng để tính toán kết cấu (cần sử dụng để làm các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp).
    Cơ sở kỹ thuật thi công xây dựng
    Khái niệm cơ bản về thi công xây dựng, thi công đất, thi công bê tông cốt thép toàn khối, thi công lắp ghép kết cấu thép, tổ chức thi công xây dựng.
    Cơ sở lập dự án đầu tư và quản lý dự án
    Khái niệm về kinh tế xây dựng, phương pháp lập và đánh giá các dự án đầu tư, các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án xây dựng, vận dụng vào các dự án xây dựng công trình biển.
    Tài nguyên biển, luật biển và luật môi trường biển
    Biển và các tài nguyên biển; công ước quốc tế về Luật biển 1982; biển Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế biển; các văn kiện quốc tế quan trọng về công ước và luật liên quan đến an toàn hoạt động trên biển và bảo vệ môi trường biển.
    Môi trường biển tác động lên công trình
    Khái niệm về hải dương học, các yếu tố của môi trường biển tác động lên công trình (khí tượng, thuỷ văn, động lực biển, và các yếu tố liên quan khác); tính chất động học và động lực học của các yếu tố: gió và bão, dòng chảy, sóng biển (gồm sóng tiền định mô tả theo các lý thuyết sóng và sóng ngẫu nhiên mô tả theo các phổ sóng); thuỷ triều và nước dâng do bão; tác động xâm thực của nước biển và sinh vật biển (hà bám) lên công trình.
    Quy hoạch các công trình ven biển
    Các loại công trình ven biển và phân cấp công trình phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ phòng chống thiên tai; nguyên tắc lập quy hoạch các công trình ven biển; xác định cấu hình cơ bản của các công trình ven biển trong quy hoach tổng thể; các bài toán cần giải quyết phục vụ thiết kế các công trình ven biển.
    Công nghiệp dầu khí và quy hoạch các công trình ngoài khơi
    Khái niệm về ngành công nghiệp dầu khí và tình hình khai thác dầu khí trên thế giới; kỹ thuật tìm kiếm và thăm dò dầu khí ngoài biển; tiêu chuẩn mỏ thương mại và nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng công trình ngoài khơi khai thác dầu khí; phân loại công trình biển và đặc tính các công trình điển hình; xu thế phát triển các loại công trình biển phục vụ khai thác vùng nước sâu; ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và vai trò của các công trình biển.
    Ăn mòn vật liệu xây dựng trong môi trường biển
    Bản chất của hiện tượng ăn mòn kim loại trong môi trường biển; các tác động ăn mòn ảnh hưởng đến chất lượng công trình biển, các phương pháp và giải pháp chống ăn mòn kim loại cho các công trình biển (sơn phủ, bảo vệ catốt bằng dòng điện áp, anốt hy sinh,..).
    Động lực học cửa sông và ven biển
    Các hiện tượng vật lý ảnh hưởng đến động lực của sông và ven biển, dòng chảy cửa sông vùng triều; chuyển động bùn cát cửa sông và diễn biến của sông, dòng chảy ven biển, chuyển động bùn cát ven biển và hình thái bờ biển.
    Công trình bảo vệ bờ biển
    Hình thái bờ biển và quá trình diễn biến bờ biển; nguyên nhân gây xói lở bờ biển và các dạng phá hoại đối với bờ biển, các biện pháp bảo vệ bờ biển, các yếu tố và tải trọng tác động lên công trình ven bờ biển; thiết kế đê biển, thiết kế các công trình bổ trợ (ngăn cát và giảm sóng); yêu cầu kỹ thuật về thi công công trình bảo vệ bờ biển.
    Cảng biển
    Phân cấp và phân loại cảng biển; quy hoạch tổng quát cho một cảng biển; cấu hình tổng quát của công trình bến cảng và bể cảng; các yếu tố và tải trọng tác động lên công trình; thiết kế kế công trình bến và đê chắn sóng. Thi công công trình bến và đê chắn sóng.
    Công trình biển cố định
    + Sự phát triển các công trình biển cố định bằng thép móng cọc và bằng bê tông móng trọng lực; nguyên lý cấu tạo, nguyên lý thi công xây dựng và đặc điểm chịu lực; nguyên tắc thiết kế; các tải trọng tác động lên công trình biển cố định bằng thép kiểu Jacket; tính toán tĩnh và động kết cấu chân đế Jacket, tính toán móng cọc; thiết kế kết cấu chân đế; thiết kế chống ăn mòn cho kết cấu chân đế; các bài toán chủ yếu trong tính toán và thiết kế công trình biển bê tông kiểu trọng lực.
    + Tổ chức thi công kết cấu công trình biển bằng thép (trên bãi lắp ráp, hạ thuỷ xuống sà lan mặt boong, vận chuyển trên biển, đánh chìm và dựng lắp tại mỏ); các bài toán trong các giai đoạn thi công, tổ chức thi công công trình biển bê tông trọng lực.
    Công trình biển mềm và phương tiện nổi
    Sự phát triển các công trình biển mềm và xu thế khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu - cực sâu; phân loại, nguyên lý cấu tạo và đặc điểm từng loại công trình biển mềm; nguyên lý tính toán thiết kế một số công trình biển mềm điển hình (công trình biển nổi neo đứng “TLP”, công trình biển bán chìm “Semi-submersible”; bể chứa dầu nổi một điểm neo “FPSO”); phân loại và nguyên lý tính toán ổn định phương tiện nổi.
    Đường ống dầu khí và trạm bơm
    Hệ thống công nghệ vận chuyển và chứa đựng dầu và khí ở ngoài biển và trên đất liền; nguyên lý cấu tạo, tính toán, thiết kế và thi công hệ thống đường ống vận chuyển dầu khí ngoài biển (bao gồm cả ống đứng “Riser”) và trên đất liền; nguyên lý thiết kế trạm bơm và nén khí phục vụ vận chuyển dầu và khí.
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  6. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    - Tham khảo thêm với chuẩn đầu ra của ngành Xây dựng Công trình thủy - Đại Học Hàng Hải

    => Mình không hiểu cái tổng số tín chỉ học và tổng số tin chỉ đóng học phí là như thế nào :(
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/7/13
  7. cuop_bien2

    cuop_bien2 New Member

    Tham gia ngày:
    18/5/12
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    tín chỉ học là chỉ tính những môn trừ các môn gdqp hay thể chất ra, còn tín chỉ đóng học phí là tính cả các tín chỉ của các môn như thể chất hay gdqp
     

Chia sẻ trang này