Thiết kế các công trình dầu khí

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 29/7/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ậy dà, bác mà nói thế này thì thật là thiếu thông tin và thiếu sót quá.

    Các anh, chị em ở Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế (NIPI) - VSP, các anh em ở TT TK PVE (thông tin về PVE ở trên cũng chưa chính xác), anh em ở DK-Engineering, P.TK - PVshipyard, P.TK- PTSC-MC, P.TK-Xây Lắp/VSP, Trung tâm TK ở PVC-MS, Technip, WL vào cùng tranh luận cho vui nhé.
     
  2. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các dự án dầu khí đang bước vào giai đoạn tranh thủ để tránh thằng Trung Cộng nhảy vô phá quấy & nền kinh tế cũng đang cần nhiều $ vì một loạt doanh nghiệp nhà nước làm ăn toàn lỗ không thèm dưới nghìn tỷ, phần nhiều là vốn vay của chính phủ (trái phiếu quốc tế) thế nên anh em dk nhà ta cứ yên tâm không lo hết việc!!!
     
  3. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nghe anh em ai cững tự tin nói là VN Thiết kế được mà thấy vui cho nghành DK nước nhà. Về phần E (engineering) xin được nói một câu cho nó vuông là anh em VN mình chưa thể làm được bởi những lý do sau:

    1. Anh em mình đang nói đến phần "khung sắt" của giàn khoan. Phần công nghệ là phần giá trị nhất, quan trọng nhất thì VN đang học ABC. Nếu không đồng ý với quan điểm trên thì anh em cho biết ở VN hiện nay ai? cty nào có thể thiết kế về phần Process & Piping?

    Về phần "khung sắt" thì:

    2. Các công ty thiết kế làm việc manh mún, không có một vị nào có tâm và tầm để xây dựng một mô hình công ty lớn mạnh như một số cty trong khu vực.

    3. Một số cty thiết kế bắt tay với "đối tác nước ngoài" để lấy job và chuyển cho đối tác nước ngoài "training on job".

    4. Cùng một job thì để các cty lớn nước ngoài làm thì các vị tai to mặt lớn có lợi hơn để các cty trong nước làm (trong điều kiện làm được) là yên tâm về chất lượng, có hoa hồng và được đi nước ngoài giám sát thiết kế.

    Ngoài ra còn một số lý do tế nhị khác không tiện nói ở đây. Anh em nhà ta vỗ ngực chút cho vui chứ những điều này anh em đi làm các dự án DK chỉ cần động não chút là biết hết ấy mà, mình ngứa miệng nên nói ra đây cho mấy bạn sinh viên biết thôi, các anh em "VN number one" đừng ném đá tội nghiệp nha.
     
  4. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ấy ấy bác Seastar này lại động chạm đến nghề của em rồi. Ai bảo bác là phần công nghệ mình đang học ABC, mình không làm được. Nói như thế là bác không biết gì về công nghệ rồi. Nói thật nhé công phần công nghệ của một cái giàn wellhead platform nó chẳng có cái gì phức tạp cả. Về phương diện cá nhân tôi biết có rất nhiều người Việt nằm lòng bàn tay phải làm những gì và làm như thê nào và đa số hiện nay đang nằm rải rác ở các công ty nước ngoài hoặc liên doanh. Câu hỏi cần trả lời ở đây là tại sao các công ty VN không tập hợp được những người này về để làm một cái mang tính hàng Việt cho hoành tráng. Tuy nhiên khi nói rộng hơn những công trình dạng CPP hay lên bờ là Gas processing plant, Refinery, etc thì đúng là người Việt chưa làm được. Nhưng các bác cũng nên biết là cái phần processing của những cái như refinery thì trên thế giới chỉ có được mấy thằng nắm công nghệ thôi đơn cử như Technip, Mitsubishi, ...
     
  5. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ay za, bác Seastar này nói hay thật, không biết là bác có biết trung bình một năm ở Vietsovpetro tự làm lấy tất tần tật từ thiết kế tới thi công khoảng 1 tới 2 cái giàn không? Còn nói về tiêu cực, bêu xấu xã hội thì như ae mình có thể ngồi nói cả ngày, nhưng nói đi cũng phải nói lại cái nào làm tốt thì phải hoan nghênh. Và xa hơn là: anh thấy yếu thấy kém thế sao không nhảy vào giải quyết đi???
     
  6. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    SeaStart nói có phần đúng phần lớn các công trình chúng ta chỉ đảm nhận tốt phần kết cấu thôi, chứ phần công nghệ thì chưa được ổn lắm. To Fake-PhD, công nghệ của giàn WHP không quá phức tạp và có nhiều người giỏi, đa số hiện nay đang nằm rải rác ở các công ty nước ngoài hoặc liên doanh, không tập hợp được những người này về để đẩy mạnh mảng thiết kế, tương lai gần là làm chủ công nghệ (kể cả CPP, FPSO, SemiSub,....), câu trả lời là vì kinh tế, vì lương bổng. Ở Việt Nam rất "khó sống" nếu chỉ làm về mảng thiết kế.
    To o0o, đúng là phải hoan nghênh thành tích của các a em trong mấy năm gần đây (từ năm 2008-2012) đã thực sự "biến đổi về chất và về lượng" có lẽ bắt đầu từ dự án "Cá Ngừ Vàng " của HL-HV, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận sự thật để anh em biết mà cố gắng/phấn đấu, cùng nhau nhảy vào giải quyết mấy dự án sắp tới, chứng tỏ năng lực của a em, đừng để các cty nước ngoài, liên doanh lấy hết jobs, lấy hết lương thưởng,... và còn đi ra khu vực, nước ngoài mà chiếm lấy thi trường nữa chứ ,..... ?????
     
  7. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn o0o thân mến,

    Mình chỉ làm phần C, tức là làm thiên lôi chỉ đâu đánh đó, cứ có bản vẽ, có schedule, có vật tư là múc nên về phần E chỉ là hóng hớt chứ không rành lắm. Có gì động chạm đến các bạn Thiết kế thì mong được chỉ giáo để nhận thức tốt hơn. Đồng ý với các anh em là nếu cố gắng thì VN có thể tự làm được các WHP < 70m nước (không launching, không floatover) mà không dính dáng chút gì đến yếu tố nước ngoài.

    Bạn o0o có nói về VSP thì mình cũng nghe mấy bạn ở VSP nói là mấy cái giàn WHP RC4, RC5... gần đây thì phần công nghệ là do công ty gì đó bên Singapore làm. Cái duy nhất mà VSP làm 100% là mấy cái giàn bộ đội, mấy giàn nhà ở mà thôi. Những cái giàn MSP trước đó thì đó là công lao của Việt và Liên Xô. Cách đây hơn 2 tháng nghe một bạn ở bên đó nói chuyện là đội thiết kế đang xin tự đảm nhiệm thiết kế giàn BK16 nhưng chỉ mới gật đầu thôi chứ chưa có tờ A4, không biết bây giờ tình hình thế nào rồi.

    Và câu hỏi xa xôi đầy tâm huyết và cùn của bạn o0o xin vui lòng chuyển cho PVN, các vị lãnh đạo đất nước, các anh chị em đang nắm những vị trí lãnh đạo trong các cty thiết kế trả lời. Tôi cũng chỉ là một người đi làm, một công dân VN nên không biết làm gì hơn là cố gắng học hỏi, làm việc và thầm mong một ngày nào đó VN mình có thể tự đảm nhiệm được các khâu EPC chứ để các nhà thầu nước ngoài lấy USD của mình nhiều quá thấy mà xót xa lắm. Tôi cũng mong sớm nhận được một lời hiệu triệu của một bác mạnh thường quân nào đó, một tổ chức nào đó quy tụ anh em về một nơi để phát triển lĩnh vực engineering dù thu nhập ban đầu có thể ít hơn giá trị mình mong đợi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/7/12
  8. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Seastar, mấy năm gần đây, không chỉ riêng Tập đoàn dầu khí, mà các công ty con/cháu cũng đã đẩy mạnh đầu tư vào việc phát triển đội ngũ thiết kế. Cụ thể như nâng cấp PVE và chỉ định thiết kế nhiều dự án trong nước. Nhân tiện giới thiệu luôn về PVE - (đính chính lại thông tin của Mr. adata ), cái nào không đúng anh em đính chính:

    Tiền thân của Tổng công ty ra là Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí chính thức được thành lập Tháng 4 năm 1998, theo Quyết định số 03/1998/QĐ-VPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.

    Tháng 9 năm 2005, Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

    Năm 2010,
    Căn cứ quyết định số 2271/QĐ-DKVN ngày 16/9/2010 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc cơ cấu lại Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí thành Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - đơn vị thành viên.

    Lĩnh vực hoạt động:

    • Tư vấn Thiết kế (Engineering Consultancy)-Trung tâm tư vấn thiết kế (PVE-DEC)
    • Tư vấn quản lý dự án (Project management consultancy)
    • Tư vấn khảo sát & kiểm định (Inspection & Survey Consultancy)
    Trung tâm tư vấn thiết kế (PVE-DEC) chia thành nhiều phòng: Phát triển mỏ và CTB, pipeline & piping, cơ khí, điều khiển, quản lý dự án,...
    Trình độ nhân lực: không đánh giá, để các anh em PVE tự giới thiệu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/8/12
  9. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
  10. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nhìn chung là vẫn mong một ngày mai tươi sáng hơn :)/\:) Admin làm ở (?), và vừa làm admin của forrum này chắc biết rõ hơn ai hết. Nghe nói PVE vừa bắt tay với cổ đông chiến lược TP Malay phải không các bạn? Vụ này có nâng tầm được các ks VN lên nhiều không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/8/12
  11. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    PVE có lịch sử phát triển cũng đã gần 7 năm, tuy nhiên trước đây PVE chủ yếu tư vấn thiết kế các công trình dầu khí trên bờ, từ 2010 tới nay thì tiến ra biển,.... Tuy nhiên nói đến anh cả của thiết kế CTB thì phải nói đến Viện NCKH & TK (NIPI) của Liên doanh VSP. Nhân đây cũng giới thiệu luôn để anh em biết về tìm lực: Viện NCKH và TK dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện NCKH và TK). Tiền thân của Viện NCKH và TK là Xưởng NCKH và TKTD, hình thành năm 1982. Thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ, và sau đó là khoan các giếng tìm kiếm cho dòng dầu công nghiệp, cho thấy triển vọng trong việc phát triển mỏ và sự cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu và thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án liên quan tới phát triển mỏ. Ngày 26 tháng 10 năm 1985 Viện chính thức được thành lập. Tính đến nay đã 27 năm.

    Chức năng Viện NCKH & TK dầu khí biển:
    + Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây dựng công nghiệp các mỏ dầu khí.
    + Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc trưng của chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.
    + Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai thác, thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ.
    + Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật công nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình biển.
    + Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ.

    Viện gồm 25 phòng độc lập, một trung tâm với 7 phòng thí nghiệm chuyên môn, Tổng số CBCN viên: 321 người, trong đó 235 chuyên gia Việt Nam, 86 chuyên gia CHLB Nga. Trong số đó 3 tiến sĩ khoa học, 34 tiến sĩ, 248 kỹ sư và 22 kỹ thuật viên.

    02 Khối chính về công tác thiết kế: Thiết kế công trình và Thiết kế công nghệ
    1. Khối thiết kế công trình
    Phòng Thiết kế công trình biển
    Phòng Thiết kế công trình bờ
    Phòng Nghiên cứu khoa học và thiết kế
    Phòng Chống ăn mòn
    Phòng Thiết kế sửa chữa các công trình biển
    Phòng Khảo sát và chứng chỉ

    2. Thiết kế công nghệ
    Phòng thiết kế công nghệ và xây dựng mỏ
    Phòng đường ống và cáp ngầm
    Phòng thiết kế tổ chức thi công
    Phòng định mức và dự toán Phòng khảo sát công trình
    Phòng cung cấp điện thông tin & tự động hóa

    Là anh cả, đơn vị đầu tiên nghiên cứu và thiết kế các công trình dầu khí, thành lập khá lâu, nhân tài rất nhiều (kể cả Việt lẫn Nga) nhưng ..... sao vẫn để job cho các cty nước ngoài như WP, Technip, JP Kendy... a em suy nghĩ thêm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/12
  12. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Cũng là nơi đào tạo nhân tài cho ngành dầu khí, anh em có thể thấy từ lãnh đạo tập đoàn cho đến TGĐ các JOC, các trưởng phó phòng các cty có rất nhiều các ra đi từ NIPI/VSP.

    Năm 2007, một trong 10 sự kiện nổi bật của năm đối với Vietsovpetro nói chung và NIPI nói riêng đó là "chảy máu chất xám" đã làm cho lãnh đạo VSP cũng như NIPI phải thay đổi cách nhìn., trong đó Khối địa chất công trình và thiết kế công trình (Công trình biển) là đa số.

    Một số ví dụ điển hình ở khối thiết kế công trình: H.T.H - GĐ DA/Technip, N.V.Q, Đ.Đ.N, N.N.P, M.N.K-P.TGĐ PVEIC, T.L.T - GĐPT Technip, N.A.D - TPTK PTSC-MC, N.V.D-PP.ĐH, Đ.X.N-P.GĐ PVDTech, V.H.N - TP, N.T.D-PTK/PVMS, N.Đ.P, N.M.H, H.X.N, N.T.B, N.V.S,...
    Tuy nhiên Viện vẫn còn rất nhiều người trẻ -giỏi như: H.H.L, L.A.T, Đ.D.T, N.V.T, N.V.T, B.H.D, L.T.D,... chưa kể các bác lớn tuổi.

    Vậy câu hỏi tiếp tục đặt ra cho NIPI/VSP và PVE là chúng ta không thiết kế được các công trình hay chúng ta không dám làm?
    Tại sao chúng ta không xây dựng được đội ngũ thiết kế mạnh như Technip, WP, Nobel Dental,.... ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/12
  13. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hi,
    bác Noname đang PR cho ae Nipi à?
    Trong số các đại ca bác Noname đề cập dài dằng dặc thì có 4-5 người ra ngoài thành tài thôi. còn lại những bác hạng kha khá thì đang đánh thuê cho một số cty, một số an phận thì vẫn ngồi nguyên đó.
    Cũng không lạ gì ae CTB nên cũng nói luôn là các ae CTB thì bảo tính toán phục vụ thi công rồi làm construction thì được chứ làm sao nổi thiết kế hả bác??? Cái thiết kế là phải có khả năng thực sự trong nghề mới làm được chứ không phải là khả năng chém gió như construction nha:-B
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/12
  14. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Hi o0o, khái niệm “thành tài” của Mr. có thể khác với tôi. Theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu người nào đó có trình độ, có chức danh, lương cao (bằng năng lực của bản thân), được mọi người thừa nhận – thì tôi xem là đã ok rồi. Đồng ý với Mr. không phải những người nêu tên trên đều là khá-giỏi về mảng thiết kế, tuy nhiên về một khía cạnh nào đó tôi vẫn đánh giá khá cao những người này.

    Tôi kết câu này của Mr. "thiết kế là phải có khả năng/năng lực thực sự trong nghề mới làm được chứ không phải là khả năng chém gió như construction”, ngoài ra phải hy sinh nhiều thứ có thể là kinh tế/vật chất, sở thích nữa mới theo được nghề "thiết kế".

    Còn CTB chúng ta làm được thiết kế hay không? tôi có một vài lý do để nói là "CTB chúng ta" có thể làm được, nhưng ở thời điểm hiện tại chưa phải thời điểm chín muồi hoặc chúng ta không dám làm hoặc không thể tổ chức để làm hoặc không đủ quyết tâm, dũng khí để làm - và quan trọng hơn nữa là ít người tin tưởng là chúng ta có thể làm. Đó cũng chính là những vấn đề mà tôi muốn chúng ta bàn luận ở đây, chứ không có ý đề cập riêng đến NIPI/VSP, PVE hay một đơn vị nào khác.
     
  15. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hi bác Noname, không biết bác có phải người trong NIPI hay không mà nắm rõ tình hình nội bộ thế? Tôi cũng có vài dịp làm việc với một số trong các thành phần "defector" mà bác liệt kê dài dằng dặc trên đây và tôi cũng có chung một suy nghĩ như bác, họ có năng lực thực sự, đã được chứng minh qua thành quả công việc và nhận được sự tôn trọng của những người làm trong nghề. Tuy nhiên không biết bác có biết hay không nhưng đa số trong những người này ra đi khỏi NIPI ở hoàn cảnh ấm ức hoặc bất mãn. Nhiều lúc tôi tự hỏi nếu chúng ta đã có thể làm được một điều là đoàn kết mấy người đó và những người giỏi còn ở lại để thành một công ty mới, vứt bỏ cái tên NIPI kia đi, đoàn kết vì một mục tiêu cao hơn đó là chúng ta có một công ty Thiết kế thực sự mạnh để mấy ông như RNZ, MESPL, Asian Energy,... nói chung là những công ty trong khu vực có tuổi đời, tuổi nghề hơn kém NIPI không nhiều có đất để múa may trên thị trường VN hay không? Để người VN vẫn bị mang tiếng là kém cỏi trong lĩnh vực Engineering hay không?
    Câu hỏi này xin được nhờ AE gửi đến lãnh đạo NIPI mà mong nhận được câu trả lời thỏa đáng.
     
  16. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    tán thành ý kiến bác Noname, đúng là người thành công với làm công tác thiết kế thì phải hy sinh nhiều thứ: kinh tế thua thiệt, thời gian, và thậm chí sức khỏe nữa. Đấy cũng là bất cập ở ta, như trong chủ đề “ quản lý dự án dầu khí” gần đây em đã nói là "khó có thể tìm được một người làm kỹ thuật thực sự mà đạt kinh nghiệm như chủ đầu tư nước ngoài yêu cầu”.
    Có nghĩa là ở ta ông làm về engineering làm nhiều u hết đầu óc mà luôn luôn lương thấp, ít người biết đến. Trong khi các bác làm construction ở ta thì ra công trường oai phong lẫm liệt quát tháo nhà thầu ầm ầm, chép gió tơi bời mà cuối tháng lương cao cười khà khà, nhậu nhẹt linh đình, hôm nay supperviser mà một hai năm sau lên CM rồi EM...vân vân (mặc dù thật ra chưa đủ trình độ thực sự để được gọi như vậy).
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/12
  17. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đời nó bất công thế đấy, ngườ đáng được hưởng thì lại không được hưởng, người đáng được hưởng nhiều thì lại hưởng ít. Ở cái NIPI này nó củ chuối thế đấy :-SS
     
  18. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  19. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
  20. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    DK Eng ra đời cũng khá sớm, chỉ sau PVE 02 năm, lãnh đạo cũng có tầm nhìn, công ty cũng có rất nhiều tham vọng nhảy vào lĩnh vực thiết kế nhiều tiềm năng.

    Tuy nhiên không phải là đơn vị trong ngành của tập đoàn dầu khí, khả năng và năng lực giới hạn nên mãi "vẫn là anh trẻ" trong ngành, không lớn lên được.

    Tại sao? có thể vẫn là chuyện "giữa quá trứng-con gà", ban đầu muốn phát triển TK được thì phải nhân lực tốt, muốn có nhân lực tốt thì phải tiền để nuôi và phát triển khă năng, năng lực - từng bước xây dựng uy tín. Tuy nhiên muốn có tiến thì phải có nhiều jobs, dự án và cuối cùng muốn có dự án thì phải có nhân lực tốt, phải có uy tín, mối quan hệ,... mà không phải đơn vị trong PVN, trong ngành như PVE (có chỉ định thầu), NIPI/VSP (có jobs trong VSP) thì làm sao mà có jobs lớn, chỉ quanh quẩn với các jobs nhỏ như làm skid, mở rộng sàn, thiết kế các bồn bể. DK Eng mắc phải trong lưới này nên thật là nan giải.

    Ưu điểm của DK Eng là gì? là đơn vị cổ phần, cơ cấu tổ chức nhỏ -gọn, linh động, chi phí quản lý thấp, vấn đề là làm sao để phát triển năng lực? phát huy được ưu điểm đó?
     

Chia sẻ trang này